Chóng mặt là gì?
Chóng mặt là khi người bệnh cảm thấy xung quanh hoặc bản thân quay tròn. Đây là triệu chứng thường gặp của các bệnh tai trong và thần kinh trung ương. Chóng mặt sẽ khiến người bệnh mất thăng bằng cho cơ thể trong không gian. Hầu hết các nguyên nhân gây chóng mặt đều có ảnh hưởng đến thần kinh tiền đình hoặc cơ quan tai trong.
Nguyên nhân gây chóng mặt?
Nguyên nhân gây ra chóng mặt được chia thành 2 loại:
1. Chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên.
– Chóng mặt tư thế phát lành tính: Chóng mặt xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế mà không có dấu hiệu báo trước, thường kéo dài vài giây. Nguyên nhân này chiếm khoảng 30% các trường hợp chóng mặt. Các trường hợp thường xuyên gặp phải như:
+ Đứng dậy đột ngột.
+ Thay đổi đột ngột về vị trí đầu.
+ Thức dậy đột ngột từ giấc ngủ.
– Viêm dây thần kinh tiền đình: Nguyên nhân là do các virus Zona, quai bị, thần kinh gây liệt dây thần kinh tiền đình. Chóng mặt sẽ xuất hiện đột ngột và kéo dài nhiều giờ hoặc có thể đến vài tháng. Để phục hồi nhanh hơn cần sử dụng thuốc kích thích não bộ và tập phục hồi chức năng.
– Từng bị chấn thương ở vùng đầu: Đây là do ảnh hưởng của bệnh sử, những người đã bị thương ở vùng đầu có thể bị rối loạn tai rồi gây nên chóng mặt.
– Bệnh Meniere (bệnh ứ nước nội dịch vô căn): Người bệnh có cảm giác giảm thính lực, ù tai trước khi có hiện tượng chóng mặt rồi dẫn đến buồn nôn và có thể dẫn đến mất dần thính lực. Cơn chóng mặt có thể kéo dài từ 5 phút đến 5 giờ thậm chí đến vài ngày. Nguyên nhân là do tâm lí căng thẳng, lo lắng và mất thăng bằng của áp lực dịch chứa tai trong.
2. Chóng mặt có nguồn gốc trung ương.
Nguyên nhân là do gặp các vấn đề về não, nhất là tiểu cầu hay tiểu não. Dưới đây là một số gây ra chóng mặt trung tâm:
– Các khối u tấn công tiểu não, dẫn đến sự phối hợp không phù hợp với chuyển động của cơ thể.
– Bệnh đau đầu Migraine thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi.
– Hạ huyết áp tư thế
– Thiểu năng tuần hoàn não
– Dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây chóng mặt.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của chóng mặt là gì?
– Cảm thấy bản thân hoặc mọi thứ xung quanh quay tròn.
– Cảm giác hoa mắt, lâng lâng, tối sầm,… do thiếu máu, căng thẳng, thiếu ngủ,…
– Chóng mặt buồn nôn, nôn ói.
– Đứng không vững và cảm giác mất thăng bằng.
Chóng mặt không kéo dài lâu, chỉ mất vài phút, vài giờ hoặc cả ngày.
Nguy cơ gây chóng mặt là gì?
Những yếu tố gây ra chóng mặt chủ yếu là do tuổi tác, thường xảy ra ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay thì mọi lứa tuổi đều có thể bị chóng mặt. Bạn có thể làm giảm nguy cơ chóng mặt bằng cách tránh các yếu tố gây nguy cơ tốt nhất.
Nếu bạn có thắc mắc thêm về các nguy cơ thì thảo luận trực tiếp với bác sĩ hoặc dược sĩ để nắm rõ thông tin bệnh.
Các phương pháp điều trị hiệu quả.
Chuẩn đoán bệnh.
Khi đến gặp bác sĩ sẽ thăm khám và chuẩn đoán về bệnh sau những nguyên nhân, triệu chứng mà bạn đưa ra. Sau đây là một số phương pháp để chuẩn đoán để đưa ra kết quả chính xác hơn:
– Chụp MRI hoặc CT khi có nghi ngờ đột ngột.
– Khám toàn bộ hệ thần kinh trung ương.
– Kiểm tra khả năng giữ thăng bằng đi lại.
– Xét nghiệm và kiểm tra khả năng thính lực và thị lực.
Phương pháp điều trị hiệu quả:
– Điều trị bằng kháng sinh nếu do các bệnh viêm tai giữa, bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, bệnh do virus Zona, quai bị, thủy đậu…
– Điều trị ngoại khoa nếu có khối u.
– Không được sử dụng các chất kích thích, gây nghiện: rượu, bia, ma túy…
– Thường xuyên thực hiện các bài tập về thần kinh, thị lực, thính lực và toàn cơ thể để làm tăng khả năng thích nghi với những chuyển động.
Cần có những chế độ sinh hoạt như thế nào để phù hợp?
Những thói quen hàng ngày giúp bạn tránh khả năng bị chóng mặt:
– Tập thể dục cho não bộ, thính giác, thị giác thường xuyên.
– Cẩn thận trong đi lại để giữ thăng bằng.
– Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột.
– Hạn chế bê vác đồ nặng khi sức khỏe yếu.
– Không được sử dụng phương tiện giao thông khi có hiện tượng chóng mặt.
– Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, ma túy…
– Có chế độ ăn uống phù hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
– Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ cho cơ thể luôn thoải mái để tránh bị stress.
– Tìm hiểu kĩ về các tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng.