Sa tử cung là căn bệnh thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh. Những người mắc sa tử cung thường đau thắt ở vùng âm đạo. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình dục cũng như cuộc sống của họ.
1.Tạo sao diễn ra sa tử cung
Sa tử cung xuất hiện khi cơ sàn chậu cùng dây chằng cùng xương cụt suy yếu. Nó không thể hỗ trợ, năng đỡ tốt cho tử cung khiến tử cung tụt vào trong ống âm đạo. Ngoài ra, sa tử cũng cũng có thể xảy ra khi người phụ nữ sinh con bằng phương pháp sinh thường hoặc do nhiều nguyên nhân khác như:
- Ổ bụng chịu áp lực do béo phì, ho mãn tính hoặc táo bón
- Lão hóa, suy giảm estrogen
- Từng làm phẫu thuật vùng chậu
- Bẩm sinh tử cung kép
- Có sự can thiệp của y khoa vào vùng âm đạo

2.Dấu hiệu nhận biết sa tử cung
Bệnh này xuất hiện kèm với các dấu hiệu như đau bụng đặc biệt ở phần tử cung, chảy máu âm đạo nhẹ, nhịp tim đập nhanh, sốc tim, hạ huyết áp và thậm chí là mất cảm giác với thai nhi trong bụng, tim thai chậm (nếu mang thai).
Bên cạnh đó, sa tử cung còn khiến người bệnh đau lưng hoặc háng và thường có cảm giác căng tức khi đứng hoặc nâng vật nặng.
Sa tử cung gồm 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo
- Cấp độ 2: Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm bên trong
- Cấp độ 3: Toàn bộ tử cung nằm ngoài hẳn âm đạo
3.Điều trị
Sau khi được chuẩn đoán mắc sa tử cung, các bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị tương ứng với thể trạng và cấp độ ở từng bệnh nhân. Bên cạnh đó là các phương pháp như cố định tử cung, sử dụng liệu pháp estrogen cho âm đạo.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được thực hiện các bài tập Kegel cùng phương án thay đổi các sinh hoạt như tập thể dục điều độ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
Chúc bạn và người thân luôn khỏe mạnh!